lundi 30 novembre 2009

Traité d'amitié avec le district de Lösi

Mieux se connaître pour se comprendre

Une journée de rencontre était organisée, samedi, pour la signature d’un acte d’amitié entre l’Amicale vietnamienne et le district de Lössi du grand chef Evanès Boula, de Lifou.



Des dragons énormes et des robes mission à foison, l’énergie du pilou et la concentration des arts martiaux. Les jardins du foyer de l’Amicale vietnamienne ont pris des allures inhabituelles, samedi, lors de la journée de jumelage avec la communauté kanak du district de Lössi de Lifou.


Sous un soleil de plomb, malgré les nattes installées à l’ombre des feuillages, trois cent cinquante membres des onze tribus de l’île ont assisté à la cérémonie, après un voyage de plusieurs heures à bord du Betico. Une première, chargée de symbole.
« Le but est de mieux se connaître, pour mieux se comprendre, explique Bavinh Nguyen, membre fondateur et ancien président de l’amicale. Grâce à ce jumelage, nous sommes désormais appelés à nous rencontrer plus souvent, et à échanger. »

Cette action, qui fait suite à un premier déplacement de la délégation vietnamienne sur l’île Loyauté, avait été initiée par le grand chef du district de Lössi, Evanès Boula, lui-même membre de l’amicale, et dont la sœur est mariée avec un Vietnamien.
Une anecdote sympathique, qui rejoint le bien-fondé de ce rapprochement, selon Marcelin Akön : « Il s’agit de conjuguer au présent le destin commun dans l’accord de Nouméa », appuie le responsable de la délégation du district.

Dès leur arrivée, les deux communautés se sont pliées à l’exercice de la coutume, avant un défilé de costumes traditionnels et des démonstrations d’arts martiaux.
Autour des brochettes et des bougnas, la matinée s’est déroulée autour de multiples partages culturels, comme la danse ou l’artisanat. « C’est la première fois que je vois des danses traditionnelles vietnamiennes, explique Hélène, de Lifou. On a bien été accueillis, avec la danse du dragon. J’avais déjà vu ça à la télé, mais jamais en vrai ! »




Les danseurs des tribus de Kedeigne (Bua), de Hnaeu et de Hmeleck (Fe Hoa) ont, quant à eux, effectué des démonstrations de danses guerrières sacrées, d’ordinaire uniquement présentées devant la famille du grand chef.
L’après-midi s’est déroulée autour d’un thème plus récréatif. Des tournois sportifs de football, de tennis et de pétanque ont été organisés, avec une remise de coupe aux vainqueurs.

Julie Delem

Les Nouvelles calédonniennes du 30 11 2009




dimanche 15 mars 2009

Pacte de fraternité








Retour aux sources

Samedi, l’Amicale vietnamienne a signé un pacte de fraternité avec l’Association hanoïenne de liaison avec les Vietnamiens de Nouvelle-Calédonie et du Vanuatu. Une première en Nouvelle-Calédonie depuis l’ouverture du Vietnam à l’extérieur.

Ce n’est pas n’importe quelle délégation qui est en visite actuellement en Nouvelle-Calédonie. En effet les six membres qui ont fait le déplacement pour signer le pacte de fraternité sont tous nés ici et sont donc revenus sur leur terre d’origine pour favoriser les échanges avec les Vietnamiens du Caillou. L’Association hanoïenne s’occupe en fait de toutes les associations de Vietnamiens qui sont repartis de Nouvelle-Calédonie pour le Vietnam il y a quarante-cinq ans. Pour ce retour, l’amicale a mis les petits plats dans les grands en rassemblant, samedi soir à Tina, plus de 350 Vietnamiens ainsi que le président du gouvernement et le président de la province Sud......

Ludovic Lafon

Les Nouvelles Calédoniennes du 16/03/2009

D'autres images sur :
picasaweb

lundi 9 février 2009

Repas des Anciens

"Comme chaque année, quelques semaines après la fête du Têt, l’Amicale vietnamienne organise un repas pour ses anciens. Près de 400 personnes se sont réunies dans les locaux de l’Amicale à cette occasion, hier midi.




Après la fête du Têt, qui a réuni le 25 janvier jeunes et moins jeunes pour danser jusqu’au bout de la nuit à l’occasion de la nouvelle année, l’Amicale vietnamienne organisait hier midi son traditionnel repas des anciens. « Le repas des anciens est mieux que la fête du Têt car il y a une dimension spirituelle, estime Martial Khac, président de l’Amicale. Nous rendons honneur aux anciens, c’est un devoir de mémoire, un hommage. » Seules les personnes invitées et les anciens étaient conviés à ce repas particulier. Près de 400 personnes, pour 350 couverts environ, étaient réunies dans la grande salle de l’Amicale, hier midi, à partir de 11 heures.

Les danses traditionnelles, parmi lesquelles la fameuse danse du dragon, ont précédé les discours, en français puis en vietnamien, des responsables de l’association et du maire de Nouméa. L’Amicale, qui fête ses 35 ans cette année, a mis les petits plats dans les grands. Des danseuses aux costumes colorés, tantôt écarlates, tantôt d’un blanc immaculé, ont proposé des chorégraphies gracieuses et enivrantes.

« Nous rendons honneur aux anciens, c’est un devoir de mémoire, un hommage »

Les tables des anciens, situées en face de la scène, ont été progressivement remplies de nombreux plats et spécialités vietnamiens tous plus appétissants les uns que les autres. Pieds de porc grillés, assiettes de riz, pâtés de viandes, salades composées, condiments et sauces variées remplissaient les tables. Les invités, quant à eux, étaient conviés à se servir sur les deux buffets à volonté mis à leur disposition sur les côtés de la salle.

L’Amicale, qui compte entre 400 et 500 adhérents, réserve une place à part à ses anciens, qui deviennent membres d’honneur à partir de 65 ans et n’ont ainsi plus de cotisation à acquitter. « La plupart des anciens qui sont ici, nous ne les voyons qu’une fois par an », souligne Martial Khac. Louis, qui va sur ses 80 printemps, arbore un sourire enfantin qui exprime bien le plaisir qu’il éprouve à être réuni avec ses amis et sa famille. « C’est un repas important, explique-t-il. L’occasion de rassembler toute la communauté et de penser aux anciens qui sont partis, à qui nous devons beaucoup. » "
Alexandre Wibart
Les Nouvelles Calédoniennes 09/02/2009

vendredi 30 janvier 2009

TÊT 2009

L'amicale vietnamienne de Nouvelle Caledonie vous souhaite une Bonnne Année sous le signe du Buffle

Quelques images du bal au foyer, et du coktail à l'hotel de la province sud.

dimanche 14 septembre 2008

Revue de presse 2

Gần lắm quê hương
Thứ bảy , 13 / 9 / 2008, 8: 33 (GMT+7)

Đoàn kiều bào từ Nouvelle - Calédonie (Tân Đảo) đang có những ngày hạnh phúc trên quê hương. Họ về thăm quê cha đất tổ sau nhiều năm tháng ở phương xa hướng về quê nhà.

Mang những tên không thể... Việt hơn, song đến tận tháng chín vừa qua họ mới có dịp về thăm quê hương lần đầu tiên. Chuyến về quê do Hội Ái hữu VN tại Nouvelle-Calédonie (Tân Đảo) tổ chức với thành phần thật đặc biệt: dâu Tây, rể Tây và những đứa trẻ mang hai dòng máu Pháp - Việt.

Những ngày đầu tiên ở quê hương với những thành viên đoàn kiều bào thật đặc biệt. Hầu hết trong số họ chưa một lần về VN nên ai nấy đều cố gắng ghi lại thật nhiều, tận hưởng thật nhiều không gian, hình ảnh, bóng dáng quê hương qua từng danh lam thắng cảnh, đồ vật và thậm chí là… một bát canh cua.


Bà Thìn (64 tuổi) thích nhất món canh cua khi về quê cha. Bà xúc động: “Tôi sinh ra ở Tân Đảo, hơn 60 năm mới được về quê hương đất tổ song tôi vẫn thường xuyên nấu món ăn VN cho các con. Tôi thích nhất món canh cua, nhưng lần đầu tiên được ăn món này tại quê mình vẫn thấy có vị đặc biệt mà bên kia không có được”.


Trong lòng quê mẹ.

Những ngày ở Hà Nội, chị Quế và các chị em khác rủ nhau đi đặt may ngay áo dài cho mình và mua vải áo dài để làm quà cho người thân bên đó. Xúng xính trong chiếc áo dài VN, chị khoe: “Bên đó mọi người cũng mặc áo dài truyền thống VN vào những ngày lễ tết. Trước khi về nước, chị em bảo nhau chuẩn bị sẵn áo dài phòng khi về VN chưa mua được. Bên đó cũng có áo dài nhưng cả vải và cách may không được đẹp như ở bên này”. Chị vẫn tiếc vì vải mua về sẽ may không được đẹp như ở VN. Chị rủ rỉ: “Giờ thứ gì ở đâu cũng có nhưng cái gì là đặc trưng của quê mình vẫn không đâu đẹp bằng. Mua quà cho người thân tôi cũng chọn những thứ đặc biệt thì người thân mới thích như áo dài, nón, túi xách có thêu hình cô gái VN hoặc những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở VN”.

Tại Bảo tàng Dân tộc học VN ở Hà Nội, chị Xuân Mai như dính chặt với những sản phẩm tranh thêu tay nghệ thuật. Chị chia sẻ: “Chúng rất tinh tế, điều này thể hiện người Việt mình thật khéo léo. Con gái tôi tên Lụa, cũng theo học lớp thêu ở bên đó, nhìn thấy những bức thêu này chắc sẽ rất thích. Tôi phải tranh thủ đi mua vài bức về cho cháu và các bạn nó.

Chị Hồi - phó chủ tịch Hội Ái hữu VN - và chị thư ký hội tất bật ra phố Hàng Mã mua đồ trung thu. Chị như trẻ ra vài tuổi: “Tôi và chị thư ký hội đã dành thời gian đi mua một thùng to đồ trang trí, đèn lồng, đèn ông sao… dự trữ đủ cho mấy năm liền tổ chức trung thu cho các cháu. Các cháu thiệt thòi chưa được về thăm quê hương bao giờ nên rất cần có những hoạt động gắn kết các cháu với nguồn cội. Hằng năm trung thu các cháu nhỏ đến rất đông, có cả người Pháp nữa nên phải chuẩn bị kỹ”.

Tới thăm làng Hòa Bình Thanh Xuân, cả đoàn ai cũng xúc động bùi ngùi khi được hơn 20 em nhỏ - những đứa trẻ mà theo như bác sĩ Nguyễn Thanh Phương, giám đốc làng, cho biết là “có trí tuệ nhất”, có khả năng đi lại và hoạt động tốt nhất - tuy bất hạnh nhưng vẫn hát vang lời hát “em không buồn đâu” để tiếp đón đoàn. Xót xa đồng cảm, đoàn quyết định rất nhanh: cam kết sẽ hỗ trợ hằng năm và nhận đỡ đầu cho các bé ở làng trẻ Hòa Bình.

Nước Việt giữa lòng Thái Bình Dương

Cộng đồng người Việt ở Tân Đảo và Vanuatu giữ được bản sắc chính vì biết đoàn kết và gìn giữ cội nguồn. Chị Mai chia sẻ: “Tuy không được sinh ra và lớn lên ở trong nước nhưng hầu hết người Việt ở Tân Đảo và Vanuatu đều có nhiều sinh hoạt như ở VN. Đặc biệt, các gia đình có bố hay mẹ người Việt đều đặt tên cho con mang đậm chất Việt như Quế, Thìn, Xuân Mai, Hùng… Các gia đình vẫn dùng tiếng Việt và dạy con tiếng Việt, ăn món ăn Việt như một cách duy trì mối dây
Tất cả các ngày lễ của VN, cộng đồng đều tổ chức họp mặt để kỷ niệm tại Nhà Việt Nam - ngôi nhà sinh hoạt chung của Hội Ái hữu VN, thành lập năm 1974. Hội Ái hữu còn ra được nội san Ái Hữu VN mỗi quý một lần, đưa các thông tin về VN và các tin tức chung. Chị Hồi kể thêm: “Từ thời ông bà tới giờ, hằng năm tết đến chúng tôi cũng mổ lợn, làm giò chả, giò lụa và các món ăn trong dịp tết cổ truyền, tổ chức họp mặt, động viên thăm hỏi những bậc cao niên”.

Từ khi các phương tiện liên lạc và vận chuyển giữa hai bên dễ dàng hơn, mối dây cộng đồng càng thắt chặt. Anh Ngân, ngụ tại Hà Nội, chi hội trưởng chi hội liên lạc với người VN ở Tân Đảo và Vanuatu, tiết lộ: “Mỗi dịp lễ tết, trung thu tôi đều gửi đồ VN sang Hội Ái hữu để tổ chức cho cộng đồng mình được sinh hoạt chung trong không khí đậm chất Việt”.

Giữ văn, giữ võ

Hội Ái hữu cũng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em nhiều lứa tuổi, có trường dạy Việt võ đạo thu hút rất nhiều trẻ em. Anh Ất, nói tiếng Việt lưu loát, khoe: “Đấy là tôi không tham gia một lớp học tiếng Việt nào ở Hội Ái hữu, nhưng từ bé bố mẹ đã dạy cho tiếng Việt rồi và vẫn sử dụng khi giao tiếp với người Việt. Con và cháu tôi, tôi đều cho học ở lớp dạy tiếng Việt của Hội Ái hữu, không thì chúng nó quên tiếng mẹ đẻ mất vì tới trường toàn nói tiếng Pháp”.

Bé Lựu, thành viên nhí nhất đoàn, đang tham gia lớp học tiếng Việt ở Hội Ái hữu nhưng chưa thạo giao tiếp. Qua phiên dịch viên là... bà của mình, Lựu háo hức nói chưa biết sẽ thích nhất nơi nào vì em muốn đi tất cả mọi nơi ở VN.

Chuyến đi mở đường gửi gắm bao tâm sự và mong ước của cộng đồng kiều bào nhỏ nhoi đó. Chị Hồi trăn trở: “Cộng đồng người Việt mình bên đó rất tha thiết có một văn phòng đại diện Chính phủ mình để đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng và mong muốn có những chuyên gia trong các lĩnh vực văn hóa dân gian VN như chèo, ca trù, quan họ, tổ chức sinh hoạt theo phong tục Việt… để truyền bá và nhân rộng hơn nữa những nét văn hóa Việt tại một nơi cách xa Tổ quốc nhưng có đồng bào luôn da diết hướng về quê nhà”.

HOÀNG MAI - NHƯ QUỶNH

Với nhiều người trong đoàn kiều bào tại Tân Đảo, về nước lần này là dịp hội ngộ với người thân sau bao năm xa cách. Cả gia đình chị Quế gồm năm người về đợt này đã tách đoàn hai ngày để về Thái Nguyên thăm gia đình và người thân. Anh Ất có người chị gái ở Nam Định vì được sinh ra tại hai đất nước khác nhau và chưa có dịp hồi hương nên chưa một lần gặp mặt. Chuyến đi chính thức của đoàn là 15 ngày, anh Ất xin ở lại thêm năm ngày để về Nam Định thăm chị gái. Chị Hồi kể lại khó khăn của cha mẹ chị - những người mộ phu trong ngày đầu tới Tân Đảo: “Cha mẹ đi làm khổ lắm. Vì là người lao động nên không có quyền gì, không được đối xử bình đẳng như người dân bản xứ, có khi còn bị đánh đập nếu không làm theo lời chủ. Nói đúng ra lúc đó ở bên Tân Đảo cuộc sống đã ổn định, ở VN đang có chiến tranh, nhưng sau năm năm ở bên đó cha mẹ tôi cứ nhất định về nước, nói là muốn về với quê hương mình. Vậy là ông bà đưa hết anh chị em tôi về nước, chỉ có tôi là “cứng đầu” không về. Giờ về lại VN thấy đất nước thay đổi nhiều, khang trang lên nhiều”.


(Theo TTO )

Revue de presse

Việt Nam trong trái tim kiều bào Tân Đảo
Cập nhật lúc : Thứ Sáu, 12/09/2008 - 3:07 PM

Cảm giác bồi hồi, giọt nước mắt mừng vui, những tâm sự cảm động, đó là tình cảm, tâm trạng chung của bà con kiều bào Tân Đảo khi lần đầu tiên đặt chân về quê hương.

Bồi hồi về lại quê hương

Có mặt ở Hà Nội từ ngày 7/9, nhiều thành viên trong đoàn không giấu nổi xúc động. Bà Trịnh Thị Hồi Brodin Christine, trưởng đoàn, nói: "Tôi rất vui mừng vì các chàng rể Tây tỏ ra yêu thích con người và văn hoá Việt Nam". Về Việt Nam lần này, bà Hồi thay mặt Hội Ái hữu Việt Nam tại Nouvelle Calédonie (AVNC) đến tặng quà Làng trẻ em Hòa Bình (Hà Nội). “Hàng năm, Hội gửi một khoản tiền nhỏ khoảng 500 - 1.000 USD (khoảng 8 - 16 triệu đồng) về giúp đỡ trẻ em khó khăn. Số tiền tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng của Hội”, bà Hồi tâm sự.


Ở Nouvelle Calédonie, ông Vũ Đình Ất là một trong những người sản xuất rau xanh lớn, cung cấp tới hầu hết các chợ tại đảo. Lần đầu tiên về nước, ông cho biết: “Năm 1930, tôi theo cha mẹ đến Tân Đảo, hai chị gái ở lại nước. Sau nhiều năm thông tin tìm kiếm, cuối cùng tôi đã có hồi âm của hai chị”. Ông Ất dự kiến trong chuyến hồi hương này, ông sẽ về thăm quê Nam Định để gặp hai chị gái mà ông chưa một lần biết mặt. “Lúc mất, mẹ ôi không được nhìn thấy con gái mình, còn bố tôi mấy năm trước đã về quê sống những ngày cuối đời bên hai chị tôi. Cụ ở bên con được hai năm thì mất”, ông Ất bồi hồi kể.
Còn với bà Jeane Yvon (tên Việt Nam là Kim), một người mang hai dòng máu Pháp - Việt, chuyến thăm quê hương là một món quà sinh nhật thú vị mà ông Loiseau, chồng bà dành tặng. Gia đình bà từ Pháp đến làm việc tại Tân Đảo. Khi biết có đoàn AVNC về Việt Nam, ông đăng ký để bà được trở về quê mẹ, đón sinh nhật. Từ tình yêu dành cho vợ, ông Loiseau yêu cả con người và văn hoá đất nước sinh ra bà. Ông nói: “Người mà tôi kính trọng và yêu quý nhất là mẹ vợ. Bà là người gốc TP HCM, nấu ăn rất khéo. Chính bà đã dạy tôi nấu các món ăn Việt Nam. Bây giờ, tôi có thể tự tay vào bếp làm các món nem, phở bò, bún chả và thịt kho. Tôi rất hạnh phúc khi được làm rể một gia đình gốc Việt".
Luôn giữ gìn tiếng Việt
Bảo tồn tiếng nói và bản sắc văn hóa dân tộc là nỗi niềm trăn trở của cộng đồng người Việt ở Tân Đảo. Bà Hồi cho biết: “Người Việt ở Tân Đảo khá thành công trong lĩnh vực làm ăn. Nhưng vì sống xa quê hương, Tổ quốc nên đời sống tinh thần luôn thiếu thốn. Đó là thiệt thòi lớn nhất”. Lần này về nước, với cương vị là Phó hội trưởng AVNC, bà sẽ đề xuất với Chính phủ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa trong những năm tới để tạo sự gắn kết hơn nữa giữa bà con trong nước với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
AVNC hy vọng hằng năm được đón các đoàn nghệ thuật của quê nhà sang biểu diễn phục vụ bà con. Bà Hồi mong muốn “bên nhà” cử người sang giúp hội mở các lớp dạy tiếng Việt, nhạc cụ truyền thống, chế biến món ăn dân tộc và mong muốn Chính phủ Việt Nam thiết lập văn phòng đại diện văn hóa ở Tân Đảo để tiện hỗ trợ cộng đồng. Còn ông Pierre Bá Vinh, nguyên Hội trưởng AVNC nói: "Không gì hấp dẫn bằng được nghe trực tiếp lời ca tiếng hát, dùng tiếng mẹ đẻ để giao lưu với các ca sĩ, nhạc sĩ. Đó là một dịp để bà con Việt kiều được “gặp quê hương” trên đất khách.
Mặc dù còn ít nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy tiếng Việt, song bà con ở Tân Đảo hy vọng vào ý thức học tập và trau dồi văn hóa truyền thống dân tộc Việt của thế hệ con em mình. Bà Hồi nói: “Thật vui mừng khi thấy bọn trẻ tự rủ nhau đến lớp học tiếng Việt vào buổi tối tại Nhà Việt Nam - trụ sở của Hội Ái hữu để luôn ý thức về cội nguồn dân tộc". Theo bà, đây là một trong những biện pháp xây đắp tình yêu quê hương trong mỗi thanh, thiếu niên người gốc Việt ở Tân Đảo.
Như Thủy – Nguyệt Hà