dimanche 14 septembre 2008

Revue de presse 2

Gần lắm quê hương
Thứ bảy , 13 / 9 / 2008, 8: 33 (GMT+7)

Đoàn kiều bào từ Nouvelle - Calédonie (Tân Đảo) đang có những ngày hạnh phúc trên quê hương. Họ về thăm quê cha đất tổ sau nhiều năm tháng ở phương xa hướng về quê nhà.

Mang những tên không thể... Việt hơn, song đến tận tháng chín vừa qua họ mới có dịp về thăm quê hương lần đầu tiên. Chuyến về quê do Hội Ái hữu VN tại Nouvelle-Calédonie (Tân Đảo) tổ chức với thành phần thật đặc biệt: dâu Tây, rể Tây và những đứa trẻ mang hai dòng máu Pháp - Việt.

Những ngày đầu tiên ở quê hương với những thành viên đoàn kiều bào thật đặc biệt. Hầu hết trong số họ chưa một lần về VN nên ai nấy đều cố gắng ghi lại thật nhiều, tận hưởng thật nhiều không gian, hình ảnh, bóng dáng quê hương qua từng danh lam thắng cảnh, đồ vật và thậm chí là… một bát canh cua.


Bà Thìn (64 tuổi) thích nhất món canh cua khi về quê cha. Bà xúc động: “Tôi sinh ra ở Tân Đảo, hơn 60 năm mới được về quê hương đất tổ song tôi vẫn thường xuyên nấu món ăn VN cho các con. Tôi thích nhất món canh cua, nhưng lần đầu tiên được ăn món này tại quê mình vẫn thấy có vị đặc biệt mà bên kia không có được”.


Trong lòng quê mẹ.

Những ngày ở Hà Nội, chị Quế và các chị em khác rủ nhau đi đặt may ngay áo dài cho mình và mua vải áo dài để làm quà cho người thân bên đó. Xúng xính trong chiếc áo dài VN, chị khoe: “Bên đó mọi người cũng mặc áo dài truyền thống VN vào những ngày lễ tết. Trước khi về nước, chị em bảo nhau chuẩn bị sẵn áo dài phòng khi về VN chưa mua được. Bên đó cũng có áo dài nhưng cả vải và cách may không được đẹp như ở bên này”. Chị vẫn tiếc vì vải mua về sẽ may không được đẹp như ở VN. Chị rủ rỉ: “Giờ thứ gì ở đâu cũng có nhưng cái gì là đặc trưng của quê mình vẫn không đâu đẹp bằng. Mua quà cho người thân tôi cũng chọn những thứ đặc biệt thì người thân mới thích như áo dài, nón, túi xách có thêu hình cô gái VN hoặc những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở VN”.

Tại Bảo tàng Dân tộc học VN ở Hà Nội, chị Xuân Mai như dính chặt với những sản phẩm tranh thêu tay nghệ thuật. Chị chia sẻ: “Chúng rất tinh tế, điều này thể hiện người Việt mình thật khéo léo. Con gái tôi tên Lụa, cũng theo học lớp thêu ở bên đó, nhìn thấy những bức thêu này chắc sẽ rất thích. Tôi phải tranh thủ đi mua vài bức về cho cháu và các bạn nó.

Chị Hồi - phó chủ tịch Hội Ái hữu VN - và chị thư ký hội tất bật ra phố Hàng Mã mua đồ trung thu. Chị như trẻ ra vài tuổi: “Tôi và chị thư ký hội đã dành thời gian đi mua một thùng to đồ trang trí, đèn lồng, đèn ông sao… dự trữ đủ cho mấy năm liền tổ chức trung thu cho các cháu. Các cháu thiệt thòi chưa được về thăm quê hương bao giờ nên rất cần có những hoạt động gắn kết các cháu với nguồn cội. Hằng năm trung thu các cháu nhỏ đến rất đông, có cả người Pháp nữa nên phải chuẩn bị kỹ”.

Tới thăm làng Hòa Bình Thanh Xuân, cả đoàn ai cũng xúc động bùi ngùi khi được hơn 20 em nhỏ - những đứa trẻ mà theo như bác sĩ Nguyễn Thanh Phương, giám đốc làng, cho biết là “có trí tuệ nhất”, có khả năng đi lại và hoạt động tốt nhất - tuy bất hạnh nhưng vẫn hát vang lời hát “em không buồn đâu” để tiếp đón đoàn. Xót xa đồng cảm, đoàn quyết định rất nhanh: cam kết sẽ hỗ trợ hằng năm và nhận đỡ đầu cho các bé ở làng trẻ Hòa Bình.

Nước Việt giữa lòng Thái Bình Dương

Cộng đồng người Việt ở Tân Đảo và Vanuatu giữ được bản sắc chính vì biết đoàn kết và gìn giữ cội nguồn. Chị Mai chia sẻ: “Tuy không được sinh ra và lớn lên ở trong nước nhưng hầu hết người Việt ở Tân Đảo và Vanuatu đều có nhiều sinh hoạt như ở VN. Đặc biệt, các gia đình có bố hay mẹ người Việt đều đặt tên cho con mang đậm chất Việt như Quế, Thìn, Xuân Mai, Hùng… Các gia đình vẫn dùng tiếng Việt và dạy con tiếng Việt, ăn món ăn Việt như một cách duy trì mối dây
Tất cả các ngày lễ của VN, cộng đồng đều tổ chức họp mặt để kỷ niệm tại Nhà Việt Nam - ngôi nhà sinh hoạt chung của Hội Ái hữu VN, thành lập năm 1974. Hội Ái hữu còn ra được nội san Ái Hữu VN mỗi quý một lần, đưa các thông tin về VN và các tin tức chung. Chị Hồi kể thêm: “Từ thời ông bà tới giờ, hằng năm tết đến chúng tôi cũng mổ lợn, làm giò chả, giò lụa và các món ăn trong dịp tết cổ truyền, tổ chức họp mặt, động viên thăm hỏi những bậc cao niên”.

Từ khi các phương tiện liên lạc và vận chuyển giữa hai bên dễ dàng hơn, mối dây cộng đồng càng thắt chặt. Anh Ngân, ngụ tại Hà Nội, chi hội trưởng chi hội liên lạc với người VN ở Tân Đảo và Vanuatu, tiết lộ: “Mỗi dịp lễ tết, trung thu tôi đều gửi đồ VN sang Hội Ái hữu để tổ chức cho cộng đồng mình được sinh hoạt chung trong không khí đậm chất Việt”.

Giữ văn, giữ võ

Hội Ái hữu cũng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho trẻ em nhiều lứa tuổi, có trường dạy Việt võ đạo thu hút rất nhiều trẻ em. Anh Ất, nói tiếng Việt lưu loát, khoe: “Đấy là tôi không tham gia một lớp học tiếng Việt nào ở Hội Ái hữu, nhưng từ bé bố mẹ đã dạy cho tiếng Việt rồi và vẫn sử dụng khi giao tiếp với người Việt. Con và cháu tôi, tôi đều cho học ở lớp dạy tiếng Việt của Hội Ái hữu, không thì chúng nó quên tiếng mẹ đẻ mất vì tới trường toàn nói tiếng Pháp”.

Bé Lựu, thành viên nhí nhất đoàn, đang tham gia lớp học tiếng Việt ở Hội Ái hữu nhưng chưa thạo giao tiếp. Qua phiên dịch viên là... bà của mình, Lựu háo hức nói chưa biết sẽ thích nhất nơi nào vì em muốn đi tất cả mọi nơi ở VN.

Chuyến đi mở đường gửi gắm bao tâm sự và mong ước của cộng đồng kiều bào nhỏ nhoi đó. Chị Hồi trăn trở: “Cộng đồng người Việt mình bên đó rất tha thiết có một văn phòng đại diện Chính phủ mình để đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng và mong muốn có những chuyên gia trong các lĩnh vực văn hóa dân gian VN như chèo, ca trù, quan họ, tổ chức sinh hoạt theo phong tục Việt… để truyền bá và nhân rộng hơn nữa những nét văn hóa Việt tại một nơi cách xa Tổ quốc nhưng có đồng bào luôn da diết hướng về quê nhà”.

HOÀNG MAI - NHƯ QUỶNH

Với nhiều người trong đoàn kiều bào tại Tân Đảo, về nước lần này là dịp hội ngộ với người thân sau bao năm xa cách. Cả gia đình chị Quế gồm năm người về đợt này đã tách đoàn hai ngày để về Thái Nguyên thăm gia đình và người thân. Anh Ất có người chị gái ở Nam Định vì được sinh ra tại hai đất nước khác nhau và chưa có dịp hồi hương nên chưa một lần gặp mặt. Chuyến đi chính thức của đoàn là 15 ngày, anh Ất xin ở lại thêm năm ngày để về Nam Định thăm chị gái. Chị Hồi kể lại khó khăn của cha mẹ chị - những người mộ phu trong ngày đầu tới Tân Đảo: “Cha mẹ đi làm khổ lắm. Vì là người lao động nên không có quyền gì, không được đối xử bình đẳng như người dân bản xứ, có khi còn bị đánh đập nếu không làm theo lời chủ. Nói đúng ra lúc đó ở bên Tân Đảo cuộc sống đã ổn định, ở VN đang có chiến tranh, nhưng sau năm năm ở bên đó cha mẹ tôi cứ nhất định về nước, nói là muốn về với quê hương mình. Vậy là ông bà đưa hết anh chị em tôi về nước, chỉ có tôi là “cứng đầu” không về. Giờ về lại VN thấy đất nước thay đổi nhiều, khang trang lên nhiều”.


(Theo TTO )

Revue de presse

Việt Nam trong trái tim kiều bào Tân Đảo
Cập nhật lúc : Thứ Sáu, 12/09/2008 - 3:07 PM

Cảm giác bồi hồi, giọt nước mắt mừng vui, những tâm sự cảm động, đó là tình cảm, tâm trạng chung của bà con kiều bào Tân Đảo khi lần đầu tiên đặt chân về quê hương.

Bồi hồi về lại quê hương

Có mặt ở Hà Nội từ ngày 7/9, nhiều thành viên trong đoàn không giấu nổi xúc động. Bà Trịnh Thị Hồi Brodin Christine, trưởng đoàn, nói: "Tôi rất vui mừng vì các chàng rể Tây tỏ ra yêu thích con người và văn hoá Việt Nam". Về Việt Nam lần này, bà Hồi thay mặt Hội Ái hữu Việt Nam tại Nouvelle Calédonie (AVNC) đến tặng quà Làng trẻ em Hòa Bình (Hà Nội). “Hàng năm, Hội gửi một khoản tiền nhỏ khoảng 500 - 1.000 USD (khoảng 8 - 16 triệu đồng) về giúp đỡ trẻ em khó khăn. Số tiền tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng của Hội”, bà Hồi tâm sự.


Ở Nouvelle Calédonie, ông Vũ Đình Ất là một trong những người sản xuất rau xanh lớn, cung cấp tới hầu hết các chợ tại đảo. Lần đầu tiên về nước, ông cho biết: “Năm 1930, tôi theo cha mẹ đến Tân Đảo, hai chị gái ở lại nước. Sau nhiều năm thông tin tìm kiếm, cuối cùng tôi đã có hồi âm của hai chị”. Ông Ất dự kiến trong chuyến hồi hương này, ông sẽ về thăm quê Nam Định để gặp hai chị gái mà ông chưa một lần biết mặt. “Lúc mất, mẹ ôi không được nhìn thấy con gái mình, còn bố tôi mấy năm trước đã về quê sống những ngày cuối đời bên hai chị tôi. Cụ ở bên con được hai năm thì mất”, ông Ất bồi hồi kể.
Còn với bà Jeane Yvon (tên Việt Nam là Kim), một người mang hai dòng máu Pháp - Việt, chuyến thăm quê hương là một món quà sinh nhật thú vị mà ông Loiseau, chồng bà dành tặng. Gia đình bà từ Pháp đến làm việc tại Tân Đảo. Khi biết có đoàn AVNC về Việt Nam, ông đăng ký để bà được trở về quê mẹ, đón sinh nhật. Từ tình yêu dành cho vợ, ông Loiseau yêu cả con người và văn hoá đất nước sinh ra bà. Ông nói: “Người mà tôi kính trọng và yêu quý nhất là mẹ vợ. Bà là người gốc TP HCM, nấu ăn rất khéo. Chính bà đã dạy tôi nấu các món ăn Việt Nam. Bây giờ, tôi có thể tự tay vào bếp làm các món nem, phở bò, bún chả và thịt kho. Tôi rất hạnh phúc khi được làm rể một gia đình gốc Việt".
Luôn giữ gìn tiếng Việt
Bảo tồn tiếng nói và bản sắc văn hóa dân tộc là nỗi niềm trăn trở của cộng đồng người Việt ở Tân Đảo. Bà Hồi cho biết: “Người Việt ở Tân Đảo khá thành công trong lĩnh vực làm ăn. Nhưng vì sống xa quê hương, Tổ quốc nên đời sống tinh thần luôn thiếu thốn. Đó là thiệt thòi lớn nhất”. Lần này về nước, với cương vị là Phó hội trưởng AVNC, bà sẽ đề xuất với Chính phủ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa trong những năm tới để tạo sự gắn kết hơn nữa giữa bà con trong nước với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
AVNC hy vọng hằng năm được đón các đoàn nghệ thuật của quê nhà sang biểu diễn phục vụ bà con. Bà Hồi mong muốn “bên nhà” cử người sang giúp hội mở các lớp dạy tiếng Việt, nhạc cụ truyền thống, chế biến món ăn dân tộc và mong muốn Chính phủ Việt Nam thiết lập văn phòng đại diện văn hóa ở Tân Đảo để tiện hỗ trợ cộng đồng. Còn ông Pierre Bá Vinh, nguyên Hội trưởng AVNC nói: "Không gì hấp dẫn bằng được nghe trực tiếp lời ca tiếng hát, dùng tiếng mẹ đẻ để giao lưu với các ca sĩ, nhạc sĩ. Đó là một dịp để bà con Việt kiều được “gặp quê hương” trên đất khách.
Mặc dù còn ít nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy tiếng Việt, song bà con ở Tân Đảo hy vọng vào ý thức học tập và trau dồi văn hóa truyền thống dân tộc Việt của thế hệ con em mình. Bà Hồi nói: “Thật vui mừng khi thấy bọn trẻ tự rủ nhau đến lớp học tiếng Việt vào buổi tối tại Nhà Việt Nam - trụ sở của Hội Ái hữu để luôn ý thức về cội nguồn dân tộc". Theo bà, đây là một trong những biện pháp xây đắp tình yêu quê hương trong mỗi thanh, thiếu niên người gốc Việt ở Tân Đảo.
Như Thủy – Nguyệt Hà

Le village Hoà Binh

Soutien des Vietnamiens de Nouvelle-Calédonie aux enfants handicapés


Une délégation de l'Amicale vietnamienne de Nouvelle-Calédonie (AVNC) a visité le 11 septembre le village Hoà Binh, à Thanh Xuân, Hanoi, et remis un don de 500 dollars et des cadeaux aux petites victimes de l'agent orange/dioxine, à l'occasion de la fête de la mi-automne (fête des enfants vietnamiens).
C'est la première fois que l'AVNC soutient le village Hoà Binh. La délégation a exprimé sa sympathie pour les victimes de douleurs physiques et psychiques causées par l'agent orange/ dioxine et a contribué à aider les petits handicapés à surmonter les difficultés, à améliorer leur vie. Certains membres de la délégation n'ont pas caché leur émotion devant les difficultés des victimes. Ils espèrent pouvoir plus les aider dans les temps prochains. Selon le président de la section hanoïenne de liaison avec les Vietnamiens de Nouvelle-Calédonie et du Vanuatu, Nguyên Van Ngân, malgré leur éloignement du pays, les membres de la délégation veulent entreprendre plus souvent des activités humanitaires envers les déshérités afin les soutenir matériellement et moralement.

Sur la raison du choix du village Hoà Binh pour mener une activité humanitaire, la vice-présidente de l'AVNC, Christine Brodin Hôi, a déclaré : " En Nouvelle-Calédonie, nous avions entendu du village Hoà Binh où sont prises en charge des petites victimes de l'agent orange/dioxine. Donc, pour ce voyage au Vietnam, nous avons décidé de parrainer des enfants handicapés de ce village selon une convention entre les 2 établissements".

Ce premier geste au Vietnam de la délégation ouvre officiellement des activités philanthropiques envers les handicapés vietnamiens, essentiellement les victimes de l'agent orange/dioxine du village Hoà Binh.

Parallèlement, les membres de l'AVNC souhaitent découvrir, chercher à s'imprégner plus de la culture, la tradition du pays natal d'où ils sont partis depuis longtemps.

Thu Hà Ngô/CVN
(12/09/2008)

mercredi 10 septembre 2008

Voyage officiel au Vietnam

Từ ngày 7 đến 13/ 9, gần 20 Việt kiều đại diện cho Hội Ái hữu Việt Nam - New Caledonia và Vanuatu (hai quốc đảo ở nam Thái Bình Dương) có chuyến thăm quê hương. Đây là lần đầu tiên kể từ hơn 100 năm qua, cộng đồng người Việt tại hai vùng lãnh thổ này về lại quê nhà.



Do cả Vanuatu và New Caledonia đều chưa có đại diện ngoại giao của Việt Nam, nên việc tuyên truyền các thông tin về đất nước, tạo điều kiện cho kiều bào về thăm quê gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, từ lâu cộng đồng người Việt ở đây đã đoàn kết lại và lập nên Hội Ái hữu Việt Nam - New Caledoina và Vanuatu. Việc đại biểu của Hội về thăm quê hương có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong chuyến thăm này, đoàn sẽ được lãnh đạo Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài tiếp, thông báo tình hình đất nước với đoàn, sau đó sẽ đi tham quan các danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nước.
Theo Đại Đoàn Kết
un autre article sur le site quehuong.org.vn/

samedi 16 février 2008

GENE-ROSITE

Bien que non mentionnée dans le quotidien local, l'Amicale Vietnamienne à participé l'opération de solidarité orchestrée par Gilbert THONG, personalité que l'on ne présente plus.











Solidarité avec les sinistrés de Gene

Si Gene a évité la Calédonie, le cyclone n’a en revanche pas épargné le Vanuatu. Samedi, des concerts de solidarité étaient organisés sous le kiosque à musique, afin de récolter des dons.De 9 heures à 14 heures, samedi, les passants ont pu profiter d’une dizaine de groupes sous le kiosque à musique, en joignant l’utile à l’agréable. Car cette journée était une opération de solidarité avec les sinistrés de l’île Futuna (dans la province de Tafea, jumelée avec la province Sud), au sud du Vanuatu.
La population n’y est que de 600 habitants, mais les ravages du cyclone Gene y ont été considérables, notamment en ce qui concerne les cultures vivrières et les habitations.« On a surtout besoin de matériaux de construction, de denrées alimentaires, de vêtements et de fournitures scolaires », indique Raymond Manuake, consul général du Vanuatu en Nouvelle-Calédonie, à l’origine de l’opération. Ces dons de matériel et d’argent se faisaient juste derrière le kiosque.
L’opération continue
De nombreuses personnes sont venues témoigner de leur solidarité avec ce pays très proche qu’est le Vanuatu. « Les Calédoniens ont toujours leur générosité », apprécie le Consul. Des croisiéristes australiens ont également mis la main à la poche. Le capitaine du bateau était même présent sur la place.Par ailleurs, des sociétés calédoniennes ont apporté leur soutien pour envoyer du ciment, des tôles, etc. La communauté chinoise a même offert une tonne de riz.
Tout cela sera envoyé « le plus tôt possible, le mieux serait le 25 février ». À Port-Vila, c’est le vice-Premier ministre du Vanuatu qui coordonne la suite des opérations, étant lui-même originaire de l’île de Futuna.L’opération de solidarité se poursuit. Pour faire un don, il suffit d’appeler le consulat (27 76 21).
Les Nouvelles Calédoniennes du 18/02/28

mardi 5 février 2008